Du lịch có trách nhiệm – hướng ưu tiên và chính sách phát triển

 

Du lịch Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng trên tất cả các lĩnh vực, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường. Mặc dù vậy, tăng trưởng du lịch mang đến những thách thức đối với phát triển bền vững, đặt ra yêu cầu trách nhiệm với môi trường và xã hội của các bên. Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 chỉ ra những ưu tiên và định hướng chính sách du lịch có trách nhiệm.

Thách thức từ tăng trưởng du lịch

Không thể phủ nhận, tăng trưởng du lịch đóng góp to lớn vào tăng trưởng kinh tế – xã hội về thu nhập, việc làm, cải thiện đời sống, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần xóa đói, giảm nghèo, bảo tồn văn hóa, giữ gìn cảnh quan môi trường. Nhưng bên cạnh những tác động tích cực đó, sự tăng trưởng của du lịch đã và sẽ có những tác động tiêu cực, được xem là những thách thức không đơn giản đối với phát triển bền vững.

Báo giá tour lẻ trong nước - Dulichkhatvongviet

– Trước hết, sự tăng trưởng về khách du lịch nói chung, đặc biệt xu hướng du lịch đại trà dẫn tới phát triển không đồng đều giữa các địa phương tạo ra những mất cân đối cục bộ. Đây là thách thức đối với quản lý, quy hoạch để kiểm soát dòng khách đến với mức tăng trưởng phù hợp với sức chứa bền vững của điểm đến.

– Thứ hai, gia tăng sức ép lên môi trường, ô nhiễm, quá tải hoặc khai thác quá mức, bừa bãi tài nguyên du lịch. Nguy cơ suy thoái nhanh các nguồn tài nguyên du lịch do khai thác tự phát, phát triển nóng, thiếu trách nhiệm. Những hạn chế về tầm nhìn, nhận thức và nguồn lực dẫn tới tàn phá, sử dụng sai mục đích tài nguyên du lịch, đe dọa sự phát triển du lịch bền vững.

– Thứ ba, sự xung đột về lợi ích giữa các ngành, giữa các địa phương, giữa các nhóm đối tượng, dẫn tới những tác động tiêu cực nhiều mặt. Đặc biệt đối với các nhóm yếu thế, vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số… thường bị thua thiệt. Hệ lụy dẫn tới phản ứng tiêu cực của dân cư địa phương, sự tranh giành tìm kiếm lợi ích bằng mọi giá làm phương hại đến hình ảnh điểm đến.

– Thứ tư, xung đột về văn hóa; tiếp thu không chọn lọc văn hóa nước ngoài, mất kiểm soát những thay đổi về lối sống, nảy sinh những tệ nạn xã hội. Những nơi yếu năng lực thích ứng với tác động bên ngoài (thường là các vùng sâu vùng xa điều kiện kinh tế – xã hội chưa phát triển) khi du lịch tăng trưởng đời sống văn hóa xã hội bị biến dạng, nhanh chóng mất đi những giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa vốn có. Đây là thách thức trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc trong mối quan hệ với phát triển kinh tế – xã hội.

– Thứ năm, tăng trưởng du lịch lên tầm cao mới thách thức trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và làm hài lòng du khách bằng những giá trị mới có chất lượng cao, đòi hỏi trình độ quản trị chuyên nghiệp để tối đa hóa những tác động tích cực và giảm thiểu những tác động tiêu cực của tăng trưởng du lịch.

– Thứ sáu, ứng phó với những vấn đề có tính toàn cầu như hội nhập, cạnh tranh quốc tế, khủng khoảng, biến đổi khí hậu…

Chính sách du lịch có trách nhiệm

Thách thức từ tăng trưởng du lịch đặt ra yêu cầu cần có chính sách du lịch có trách nhiệm. Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 chỉ rõ: “Thực hiện chính sách phát triển bền vững; có chính sách ưu đãi đối với phát triển du lịch sinh thái, du lịch “xanh”, du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm”. Chiến lược định hướng trách nhiệm về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường trong tất cả các lĩnh vực từ hoạch định chính sách đến quy hoạch, khai thác tài nguyên, phát triển sản phẩm, tổ chức kinh doanh và phục vụ khách du lịch:

– Về trách nhiệm kinh tế: Hướng hoạt động du lịch mang lại tăng trưởng kinh tế địa phương, vùng, miền thông qua thu hút sự tham gia và chia sẻ lợi ích cho dân cư, doanh nghiệp địa phương, sử dụng tối ưu tài nguyên, nguồn lực, lao động địa phương; có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi, tăng cường năng lực cho cư dân, doanh nghiệp địa phương;

– Về trách nhiệm xã hội: Hướng tới đảm bảo tạo cơ hội bình đẳng cho mọi đối tượng xã hội được tham gia vào hoạt động du lịch từ khâu hoạch định chính sách, quy hoạch đến xây dựng sản phẩm, quyết định tham gia cung cấp dịch vụ và hưởng lợi từ hoạt động du lịch. Qua đó, hoạt động du lịch phát huy tối đa vai trò chủ động, tích cực của cộng đồng, tạo việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần và tăng cường trách nhiệm với quê hương.

– Về trách nhiệm môi trường: Hướng mọi đối tượng chủ động tham gia thực hiện việc bảo tồn những giá trị văn hóa và bảo vệ môi trường tự nhiên và nhân văn; tôn trọng những giá trị truyền thống, bảo vệ di sản, di tích, phát huy những giá trị văn hóa bản địa; hạn chế tối đa những việc làm làm phương hại đến văn hóa, xã hội và môi trường; tham gia đóng góp quỹ bảo tồn, quỹ bảo vệ môi trường; khuyến khích du lịch xanh, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, sản phẩm du lịch thân thiện môi trường…

Sự tăng trưởng của Du lịch Việt Nam giai đoạn vừa qua có đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế xã hội nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ về đảm bảo cân đối các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường đối với phát triển bền vững. Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 chỉ ra những hướng ưu tiên và chính sách phát triển du lịch có trách nhiệm nhằm điều tiết và cân đối trong quá trình tăng trưởng. Tuy nhiên, để những chính sách du lịch có trách nhiệm thực sự tới đích, ngành Du lịch, các ngành có liên quan, xã hội phải cùng chung tay thực hiện đồng bộ hệ thống chính sách vì sự phát triển du lịch bền vững.

(TS. Hà Văn Siêu – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch. Nguồn: Tạp chí Du lịch)

 



 

Du lịch Việt Nam tiếp tục đà tăng trưởng trên tất cả các lĩnh vực, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, bảo tồn văn hóa và bảo vệ môi trường. Mặc dù vậy, tăng trưởng du lịch mang đến những thách thức đối với phát triển bền vững, đặt ra yêu cầu trách nhiệm với môi trường và xã hội của các bên. Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 chỉ ra những ưu tiên và định hướng chính sách du lịch có trách nhiệm.

Thách thức từ tăng trưởng du lịch

Không thể phủ nhận, tăng trưởng du lịch đóng góp to lớn vào tăng trưởng kinh tế – xã hội về thu nhập, việc làm, cải thiện đời sống, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần xóa đói, giảm nghèo, bảo tồn văn hóa, giữ gìn cảnh quan môi trường. Nhưng bên cạnh những tác động tích cực đó, sự tăng trưởng của du lịch đã và sẽ có những tác động tiêu cực, được xem là những thách thức không đơn giản đối với phát triển bền vững.

– Trước hết, sự tăng trưởng về khách du lịch nói chung, đặc biệt xu hướng du lịch đại trà dẫn tới phát triển không đồng đều giữa các địa phương tạo ra những mất cân đối cục bộ. Đây là thách thức đối với quản lý, quy hoạch để kiểm soát dòng khách đến với mức tăng trưởng phù hợp với sức chứa bền vững của điểm đến.

– Thứ hai, gia tăng sức ép lên môi trường, ô nhiễm, quá tải hoặc khai thác quá mức, bừa bãi tài nguyên du lịch. Nguy cơ suy thoái nhanh các nguồn tài nguyên du lịch do khai thác tự phát, phát triển nóng, thiếu trách nhiệm. Những hạn chế về tầm nhìn, nhận thức và nguồn lực dẫn tới tàn phá, sử dụng sai mục đích tài nguyên du lịch, đe dọa sự phát triển du lịch bền vững.

– Thứ ba, sự xung đột về lợi ích giữa các ngành, giữa các địa phương, giữa các nhóm đối tượng, dẫn tới những tác động tiêu cực nhiều mặt. Đặc biệt đối với các nhóm yếu thế, vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số… thường bị thua thiệt. Hệ lụy dẫn tới phản ứng tiêu cực của dân cư địa phương, sự tranh giành tìm kiếm lợi ích bằng mọi giá làm phương hại đến hình ảnh điểm đến.

– Thứ tư, xung đột về văn hóa; tiếp thu không chọn lọc văn hóa nước ngoài, mất kiểm soát những thay đổi về lối sống, nảy sinh những tệ nạn xã hội. Những nơi yếu năng lực thích ứng với tác động bên ngoài (thường là các vùng sâu vùng xa điều kiện kinh tế – xã hội chưa phát triển) khi du lịch tăng trưởng đời sống văn hóa xã hội bị biến dạng, nhanh chóng mất đi những giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa vốn có. Đây là thách thức trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc trong mối quan hệ với phát triển kinh tế – xã hội.

– Thứ năm, tăng trưởng du lịch lên tầm cao mới thách thức trong việc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và làm hài lòng du khách bằng những giá trị mới có chất lượng cao, đòi hỏi trình độ quản trị chuyên nghiệp để tối đa hóa những tác động tích cực và giảm thiểu những tác động tiêu cực của tăng trưởng du lịch.

– Thứ sáu, ứng phó với những vấn đề có tính toàn cầu như hội nhập, cạnh tranh quốc tế, khủng khoảng, biến đổi khí hậu…

Chính sách du lịch có trách nhiệm

Thách thức từ tăng trưởng du lịch đặt ra yêu cầu cần có chính sách du lịch có trách nhiệm. Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 chỉ rõ: “Thực hiện chính sách phát triển bền vững; có chính sách ưu đãi đối với phát triển du lịch sinh thái, du lịch “xanh”, du lịch cộng đồng, du lịch có trách nhiệm”. Chiến lược định hướng trách nhiệm về kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường trong tất cả các lĩnh vực từ hoạch định chính sách đến quy hoạch, khai thác tài nguyên, phát triển sản phẩm, tổ chức kinh doanh và phục vụ khách du lịch:

– Về trách nhiệm kinh tế: Hướng hoạt động du lịch mang lại tăng trưởng kinh tế địa phương, vùng, miền thông qua thu hút sự tham gia và chia sẻ lợi ích cho dân cư, doanh nghiệp địa phương, sử dụng tối ưu tài nguyên, nguồn lực, lao động địa phương; có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi, tăng cường năng lực cho cư dân, doanh nghiệp địa phương;

– Về trách nhiệm xã hội: Hướng tới đảm bảo tạo cơ hội bình đẳng cho mọi đối tượng xã hội được tham gia vào hoạt động du lịch từ khâu hoạch định chính sách, quy hoạch đến xây dựng sản phẩm, quyết định tham gia cung cấp dịch vụ và hưởng lợi từ hoạt động du lịch. Qua đó, hoạt động du lịch phát huy tối đa vai trò chủ động, tích cực của cộng đồng, tạo việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần và tăng cường trách nhiệm với quê hương.

– Về trách nhiệm môi trường: Hướng mọi đối tượng chủ động tham gia thực hiện việc bảo tồn những giá trị văn hóa và bảo vệ môi trường tự nhiên và nhân văn; tôn trọng những giá trị truyền thống, bảo vệ di sản, di tích, phát huy những giá trị văn hóa bản địa; hạn chế tối đa những việc làm làm phương hại đến văn hóa, xã hội và môi trường; tham gia đóng góp quỹ bảo tồn, quỹ bảo vệ môi trường; khuyến khích du lịch xanh, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, sản phẩm du lịch thân thiện môi trường…

Sự tăng trưởng của Du lịch Việt Nam giai đoạn vừa qua có đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế xã hội nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ về đảm bảo cân đối các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường đối với phát triển bền vững. Chiến lược phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 chỉ ra những hướng ưu tiên và chính sách phát triển du lịch có trách nhiệm nhằm điều tiết và cân đối trong quá trình tăng trưởng. Tuy nhiên, để những chính sách du lịch có trách nhiệm thực sự tới đích, ngành Du lịch, các ngành có liên quan, xã hội phải cùng chung tay thực hiện đồng bộ hệ thống chính sách vì sự phát triển du lịch bền vững.

(TS. Hà Văn Siêu – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch. Nguồn: Tạp chí Du lịch)