Phát triển du lịch có trách nhiệm

 

Du lịch đã và đang được xem là một trong những ngành có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế đối với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Việc phát triển du lịch có trách nhiệm là hết sức cần thiết để có những cách thức tối đa hóa tác động tích cực, và tối thiểu hóa tác động tiêu cực của du lịch đối với một điểm đến cụ thể.


PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI PHÁT TRIỂN PHÚC LỢI XÃ HỘI

Báo giá tour lẻ trong nước - Dulichkhatvongviet

Việc phát triển du lịch có trách nhiệm phù hợp với từng đặc điểm của địa phương là một điều không hề đơn giản, vì mỗi địa phương, điểm đến có đặc thù về tài nguyên du lịch khác nhau, ý thức của cộng đồng khác nhau về trách nhiệm xã hội, kinh tế và môi trường của du lịch. Phát triển du lịch có trách nhiệm nên được lập kế hoạch, dựa hoàn toàn vào nhu cầu của địa phương, tránh trường hợp áp dụng rập khuôn những mô hình du lịch thành công ở địa phương khác cần bắt đầu việc lên kế hoạch phát triển du lịch bằng cách nghiên cứu thật rõ nhu cầu và tình hình của địa phương.

Bằng việc xem xét dựa trên phát triển phúc lợi của cộng đồng, chúng ta sẽ có những cách áp dụng sáng tạo các loại hình du lịch có trách nhiệm, Ví dụ, khi xem xét kế hoạch phát triển du lịch có trách nhiệm cho vùng Atherton Tablelands (một vùng nông thôn gần khu nghỉ dưỡng du lịch ven biển) ở New Zealand, các nhà nghiên cứu đã nhận ra rằng vấn đề lớn nhất là nó phải đón một lượng lớn du khách mỗi ngày và chịu những tác động tiêu cực về môi trường từ lượng khách này, nhưng khoản thu thì không đủ để bù đắp cho thiệt hại mà du lịch gây ra, vì nơi đây chưa có cơ sở vật chất để phát triển khu nghỉ dưỡng nhằm giữ chân du khách. Như vậy, nếu chúng ta nhìn theo quan niệm truyền thống, thì việc phát triển các khu nghỉ dưỡng có chất lượng để giữ chân du khách là cần thiết. Tuy nhiên, nếu xét về phát triển du lịch có trách nhiệm thì đây không là sự lựa chọn tốt nhất vì đây là một vùng thuần túy nông nghiệp, nên cái cộng đồng địa phương (nông dân) cần là đảm bảo đầu ra cho sản phẩm nông sản của mình, ý thức trách nhiệm về môi trường và kỹ năng bảo vệ môi trường của người dân ở đây còn rất yếu kém và các hoạt động sản xuất nông nghiệp (điều thu hút du khách) mang tính mùa vụ, vì thế sẽ không đảm bảo được hiệu quả tài chính cho việc đầu tư các khu nghỉ dưỡng.

Sau khi xem xét kỹ lưỡng về nhu cầu của cộng đồng địa phương, hai giải pháp chính về du lịch có trách nhiệm đã được đưa ra. Một là, ưu tiên phát triển du lịch tình nguyện viên để du khách trở thành nguồn nhân lực bán thời gian cho sản xuất nông nghiệp, góp phần xử lý các vấn đề đang tồn tại của địa phương về ý thức bảo vệ môi trường, và từ đó nâng cao ý thức và kỹ năng của cộng đồng địa phương. Hai là, phát triển du lịch có trách nhiệm không nhất thiết phải bán sản phẩm trực tiếp cho du khách, thay vào đó, họ phát triển mạng lưới cung ứng các sản phẩm địa phương cho hệ thống các nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng tại bãi biển để đảm bảo đầu ra và tính ổn định về doanh thu cho sản phẩm nông nghiệp.

PHÁT TRIỂN DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG

Tại Việt Nam hiện nay, việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên du lịch chính là một trong những nhân tố cần ưu tiên hàng đầu để cộng đồng địa phương có trách nhiệm hơn trong việc phát triển du lịch. Vấn đề này càng trở nên cấp thiết hơn khi trong mắt du khách, nhân tố tài nguyên tự nhiên và ngôn ngữ là một trong hai nhân tố tác động mạnh nhất đến sự quay trở lại của du khách, song lại bị du khách đánh giá thấp nhất trong các nhân tố cấu thành nên hình ảnh điểm đến Việt Nam. Trong nghiên cứu mới nhất của tác giả và các cộng sự về ý kiến phàn nàn của du khách quốc tế đến đồng bằng sông Cửu Long, ô nhiễm môi trường nước, không khí và tiếng ồn là những yếu tố bị phản ánh nhiều nhất.

Để giải quyết tình trạng này, chúng ta có thể sử dụng một loại hình du lịch có trách nhiệm – du lịch tình nguyện viên và du lịch kết hợp với học tập để vừa trực tiếp giảm thiểu các tác động tiêu cực của du lịch đến môi trường, vừa có thể gián tiếp nâng cao ý thức của cộng động địa phương.

Du lịch tình nguyện viên tại Pantanal, Brazil là một ví dụ điển hình. Pantanal là một khu vực ngập nước ngọt lớn nhất trên trái đất, tạo ra một khu vực có hệ thống động thực vật phong phú và đa dạng nhất ở châu Mỹ. Thông qua sự hợp tác duy nhất với Đồng hồ trái đất (một tổ chức liên kết những khách du lịch tự nguyện tham gia vào những dự án nghiên cứu trên khắp thế giới), du khách có cơ hội tự nguyện tham gia và giúp đỡ thực hiện các nghiên cứu khoa học về sự đa dạng sinh học ở Pantanal, bao gồm việc giúp cho những nhà khoa học thu thập dữ liệu ngoài tự nhiên như ghi âm tiếng của cò, hoặc đếm số lượng heo vòi trong một khu vực nào đó… Những nghiên cứu đó sẽ giúp các nhà khoa học hiểu thêm về sự đa dạng sinh học ở Pantanal để có thể bảo tồn tốt hơn. Thông qua đó, du khách được trải nghiệm du lịch tại Pantanal, hiểu thêm về thế giới hoang dã và có những đóng góp giá trị trong nỗ lực bảo tồn khu vực này. Đồng hồ trái đất đã tổ chức những tour tình nguyện Pantanal từ năm 2001. Mỗi tình nguyện viên chỉ phải trả chi phí lưu trú và ăn uống. Với lợi nhuận thu được từ du khách thường xuyên và những tình nguyện viên, Pantanal có thể chi trả cho những chi phí hoạt động của chính nó.

Hơn thế nữa, với các hoạt động của tình nguyện viên trong vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch, cộng đồng địa phương sẽ dần thay đổi ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên và sẽ tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường, tăng khả năng bảo vệ môi trường của mình.

PHÁT TRIỂN DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI KINH TẾ

Du khách càng ngày càng đánh giá cao các sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường, cụ thể 85% du khách Anh tin tưởng rằng điều quan trọng là không phá hủy môi trường, 65% du khách Đức trả lời đánh giá cao các bãi biển, nước sạch và 42% trong số họ muốn có thể tìm được những nơi lưu trú thân thiện với môi trường. Kết quả nghiên cứu tại Việt Nam dựa trên điều tra trực tiếp 100 du khách cho thấy nhóm du khách đến từ châu Úc (gồm Australia và New Zealand) quan tâm nhiều nhất đến tiềm năng phát triển du lịch có trách nhiệm của Việt Nam. Nhu cầu ngày càng cao về các sản phẩm thân thiện với môi trường chính là yếu tố tác động mạnh nhất đến dự định quay trở lại của du khách.

Du khách sẵn sàng trả thêm tiền hoặc chuyển sang sử dụng những sản phẩm ít hiện đại mà có thể bảo vệ môi trường và cộng đồng. Cụ thể, 36% du khách Anh sẵn sàng tiết kiệm nước bằng cách tắm vòi hoa sen thay vì tắm bồn, 18% đề nghị nên tắt máy điều hòa không khí để tiết kiệm năng lượng; 39% du khách Mỹ sẵn sàng chọn một công ty du lịch lữ hành bảo vệ tài nguyên văn hóa và lịch sử của điểm đến dù phải trả phí cao hơn; 31% du khách Anh sẽ trả thêm 2% (20 USD) cho những chuyến đi ít hơn 1000 USD; 33% du khách Anh sẽ trả thêm 5% (50USD) cho những chuyến đi nhiều hơn 1000 USD để chi cho việc đảm bảo về môi trường, xã hội và từ thiện; 23% du khách Tây Ban Nha sẵn sàng chi trả thêm cho việc bảo vệ môi trường. Đây chính là những thị trường đầy tiềm năng để phát triển du lịch có trách nhiệm tại Việt Nam.

Đồng thời, tại các địa phương phát triển du lịch có trách nhiệm, họ đã để du khách tham gia vào quá trình này, thể hiện qua hai hình thức, một là qua các loại phí và hai là du lịch tình nguyện viên. Điển hình, tại Vườn quốc gia Galapagos, ban đầu phí vào cửa là 6 USD bây giờ đã tăng lên đến 100 USD. Điều này không làm hạn chế dòng du khách đến tham quan các đảo, nhưng nó cho phép chính phủ Ecuador nhận được những phần chia sẻ lớn từ các khoản chi tiêu của du khách tại vùng này. Trải qua nhiều năm, tất cả các khoản thu được từ Vườn quốc gia Galapagos đều được đóng góp vào ngân khố quốc gia.

Bảng sau mô tả các loại phí du khách có thể đóng góp cho phát triển du lịch có trách nhiệm

CÁC LOẠI CHI PHÍ DU KHÁCH CÓ THỂ ĐÓNG GÓP CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG

Loại phí

Mô tả

Phí vào cổng

Cho phép đến bất cứ điểm nào phía sau cổng vào

Phí quản lý

Được thu cho việc sử dụng cho trang thiết bị hoặc hoạt động đặc biệt như bảo tàng hay các lớp học nhiếp ảnh

Phí người sử dụng

Các loại phí do du khách trả khi sử dụng trang thiết bị trong khuôn viên khu bảo tồn, ví dụ như nơi đậu xe, nơi cắm trại, trung tâm du khách, sử dụng tàu, sử dụng làm nơi ở…

Giấy phép và sự cho phép

Đối với các công ty du lịch tư nhân hoạt động trong khu bảo tồn, ví dụ như người điều hành tour, hướng dẫn, dịch vụ vận chuyển và các loại hình sử dụng khác…

Phí bản quyền và lợi tức từ buôn bán

Tiền từ việc buôn bán hàng lưu niệm

Phí nhượng quyền

Đóng góp hoặc chia lợi tức từ người được nhượng quyền cung cấp các dịch vụ cho những người tham quan khu bảo tồn, ví dụ như các cửa hàng đồ lưu niệm.

Thuế

Như tại các khách sạn, phi trường, xe cộ

Phí cho thuê

Chi trả cho tài sản hoặc công cụ đã được thuê

Quyên góp tình nguyện

Bao gồm tiền mặt, quà, sức lao động, thường được nhận thông qua nhóm “những người bạn của công viên”

(Nguồn: Tài liệu khóa tập huấn du lịch sinh thái của National Marine Sanctuaries, NOAA)

Phát triển du lịch có trách nhiệm là một vấn đề quan trọng cho sự phát triển kinh tế – xã hội – môi trường của Việt Nam trong cả ngắn hạn lẫn dài hạn. Để thực hiện tốt điều này đòi hỏi sự hợp tác lâu dài của cả chính quyền, cộng đồng và các doanh nghiệp, mà trong đó, việc giải quyết mâu thuẫn, dù rất nhỏ giữa các bên là hết sức cần thiết.

(Tác giả: ThS. Dương Quế Nhu)

 



 

Du lịch đã và đang được xem là một trong những ngành có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế đối với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Việc phát triển du lịch có trách nhiệm là hết sức cần thiết để có những cách thức tối đa hóa tác động tích cực, và tối thiểu hóa tác động tiêu cực của du lịch đối với một điểm đến cụ thể.


PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI PHÁT TRIỂN PHÚC LỢI XÃ HỘI

Việc phát triển du lịch có trách nhiệm phù hợp với từng đặc điểm của địa phương là một điều không hề đơn giản, vì mỗi địa phương, điểm đến có đặc thù về tài nguyên du lịch khác nhau, ý thức của cộng đồng khác nhau về trách nhiệm xã hội, kinh tế và môi trường của du lịch. Phát triển du lịch có trách nhiệm nên được lập kế hoạch, dựa hoàn toàn vào nhu cầu của địa phương, tránh trường hợp áp dụng rập khuôn những mô hình du lịch thành công ở địa phương khác cần bắt đầu việc lên kế hoạch phát triển du lịch bằng cách nghiên cứu thật rõ nhu cầu và tình hình của địa phương.

Bằng việc xem xét dựa trên phát triển phúc lợi của cộng đồng, chúng ta sẽ có những cách áp dụng sáng tạo các loại hình du lịch có trách nhiệm, Ví dụ, khi xem xét kế hoạch phát triển du lịch có trách nhiệm cho vùng Atherton Tablelands (một vùng nông thôn gần khu nghỉ dưỡng du lịch ven biển) ở New Zealand, các nhà nghiên cứu đã nhận ra rằng vấn đề lớn nhất là nó phải đón một lượng lớn du khách mỗi ngày và chịu những tác động tiêu cực về môi trường từ lượng khách này, nhưng khoản thu thì không đủ để bù đắp cho thiệt hại mà du lịch gây ra, vì nơi đây chưa có cơ sở vật chất để phát triển khu nghỉ dưỡng nhằm giữ chân du khách. Như vậy, nếu chúng ta nhìn theo quan niệm truyền thống, thì việc phát triển các khu nghỉ dưỡng có chất lượng để giữ chân du khách là cần thiết. Tuy nhiên, nếu xét về phát triển du lịch có trách nhiệm thì đây không là sự lựa chọn tốt nhất vì đây là một vùng thuần túy nông nghiệp, nên cái cộng đồng địa phương (nông dân) cần là đảm bảo đầu ra cho sản phẩm nông sản của mình, ý thức trách nhiệm về môi trường và kỹ năng bảo vệ môi trường của người dân ở đây còn rất yếu kém và các hoạt động sản xuất nông nghiệp (điều thu hút du khách) mang tính mùa vụ, vì thế sẽ không đảm bảo được hiệu quả tài chính cho việc đầu tư các khu nghỉ dưỡng.

Sau khi xem xét kỹ lưỡng về nhu cầu của cộng đồng địa phương, hai giải pháp chính về du lịch có trách nhiệm đã được đưa ra. Một là, ưu tiên phát triển du lịch tình nguyện viên để du khách trở thành nguồn nhân lực bán thời gian cho sản xuất nông nghiệp, góp phần xử lý các vấn đề đang tồn tại của địa phương về ý thức bảo vệ môi trường, và từ đó nâng cao ý thức và kỹ năng của cộng đồng địa phương. Hai là, phát triển du lịch có trách nhiệm không nhất thiết phải bán sản phẩm trực tiếp cho du khách, thay vào đó, họ phát triển mạng lưới cung ứng các sản phẩm địa phương cho hệ thống các nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng tại bãi biển để đảm bảo đầu ra và tính ổn định về doanh thu cho sản phẩm nông nghiệp.

PHÁT TRIỂN DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG

Tại Việt Nam hiện nay, việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên và tài nguyên du lịch chính là một trong những nhân tố cần ưu tiên hàng đầu để cộng đồng địa phương có trách nhiệm hơn trong việc phát triển du lịch. Vấn đề này càng trở nên cấp thiết hơn khi trong mắt du khách, nhân tố tài nguyên tự nhiên và ngôn ngữ là một trong hai nhân tố tác động mạnh nhất đến sự quay trở lại của du khách, song lại bị du khách đánh giá thấp nhất trong các nhân tố cấu thành nên hình ảnh điểm đến Việt Nam. Trong nghiên cứu mới nhất của tác giả và các cộng sự về ý kiến phàn nàn của du khách quốc tế đến đồng bằng sông Cửu Long, ô nhiễm môi trường nước, không khí và tiếng ồn là những yếu tố bị phản ánh nhiều nhất.

Để giải quyết tình trạng này, chúng ta có thể sử dụng một loại hình du lịch có trách nhiệm – du lịch tình nguyện viên và du lịch kết hợp với học tập để vừa trực tiếp giảm thiểu các tác động tiêu cực của du lịch đến môi trường, vừa có thể gián tiếp nâng cao ý thức của cộng động địa phương.

Du lịch tình nguyện viên tại Pantanal, Brazil là một ví dụ điển hình. Pantanal là một khu vực ngập nước ngọt lớn nhất trên trái đất, tạo ra một khu vực có hệ thống động thực vật phong phú và đa dạng nhất ở châu Mỹ. Thông qua sự hợp tác duy nhất với Đồng hồ trái đất (một tổ chức liên kết những khách du lịch tự nguyện tham gia vào những dự án nghiên cứu trên khắp thế giới), du khách có cơ hội tự nguyện tham gia và giúp đỡ thực hiện các nghiên cứu khoa học về sự đa dạng sinh học ở Pantanal, bao gồm việc giúp cho những nhà khoa học thu thập dữ liệu ngoài tự nhiên như ghi âm tiếng của cò, hoặc đếm số lượng heo vòi trong một khu vực nào đó… Những nghiên cứu đó sẽ giúp các nhà khoa học hiểu thêm về sự đa dạng sinh học ở Pantanal để có thể bảo tồn tốt hơn. Thông qua đó, du khách được trải nghiệm du lịch tại Pantanal, hiểu thêm về thế giới hoang dã và có những đóng góp giá trị trong nỗ lực bảo tồn khu vực này. Đồng hồ trái đất đã tổ chức những tour tình nguyện Pantanal từ năm 2001. Mỗi tình nguyện viên chỉ phải trả chi phí lưu trú và ăn uống. Với lợi nhuận thu được từ du khách thường xuyên và những tình nguyện viên, Pantanal có thể chi trả cho những chi phí hoạt động của chính nó.

Hơn thế nữa, với các hoạt động của tình nguyện viên trong vấn đề bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch, cộng đồng địa phương sẽ dần thay đổi ý thức bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên và sẽ tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường, tăng khả năng bảo vệ môi trường của mình.

PHÁT TRIỂN DU LỊCH CÓ TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI KINH TẾ

Du khách càng ngày càng đánh giá cao các sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường, cụ thể 85% du khách Anh tin tưởng rằng điều quan trọng là không phá hủy môi trường, 65% du khách Đức trả lời đánh giá cao các bãi biển, nước sạch và 42% trong số họ muốn có thể tìm được những nơi lưu trú thân thiện với môi trường. Kết quả nghiên cứu tại Việt Nam dựa trên điều tra trực tiếp 100 du khách cho thấy nhóm du khách đến từ châu Úc (gồm Australia và New Zealand) quan tâm nhiều nhất đến tiềm năng phát triển du lịch có trách nhiệm của Việt Nam. Nhu cầu ngày càng cao về các sản phẩm thân thiện với môi trường chính là yếu tố tác động mạnh nhất đến dự định quay trở lại của du khách.

Du khách sẵn sàng trả thêm tiền hoặc chuyển sang sử dụng những sản phẩm ít hiện đại mà có thể bảo vệ môi trường và cộng đồng. Cụ thể, 36% du khách Anh sẵn sàng tiết kiệm nước bằng cách tắm vòi hoa sen thay vì tắm bồn, 18% đề nghị nên tắt máy điều hòa không khí để tiết kiệm năng lượng; 39% du khách Mỹ sẵn sàng chọn một công ty du lịch lữ hành bảo vệ tài nguyên văn hóa và lịch sử của điểm đến dù phải trả phí cao hơn; 31% du khách Anh sẽ trả thêm 2% (20 USD) cho những chuyến đi ít hơn 1000 USD; 33% du khách Anh sẽ trả thêm 5% (50USD) cho những chuyến đi nhiều hơn 1000 USD để chi cho việc đảm bảo về môi trường, xã hội và từ thiện; 23% du khách Tây Ban Nha sẵn sàng chi trả thêm cho việc bảo vệ môi trường. Đây chính là những thị trường đầy tiềm năng để phát triển du lịch có trách nhiệm tại Việt Nam.

Đồng thời, tại các địa phương phát triển du lịch có trách nhiệm, họ đã để du khách tham gia vào quá trình này, thể hiện qua hai hình thức, một là qua các loại phí và hai là du lịch tình nguyện viên. Điển hình, tại Vườn quốc gia Galapagos, ban đầu phí vào cửa là 6 USD bây giờ đã tăng lên đến 100 USD. Điều này không làm hạn chế dòng du khách đến tham quan các đảo, nhưng nó cho phép chính phủ Ecuador nhận được những phần chia sẻ lớn từ các khoản chi tiêu của du khách tại vùng này. Trải qua nhiều năm, tất cả các khoản thu được từ Vườn quốc gia Galapagos đều được đóng góp vào ngân khố quốc gia.

Bảng sau mô tả các loại phí du khách có thể đóng góp cho phát triển du lịch có trách nhiệm

CÁC LOẠI CHI PHÍ DU KHÁCH CÓ THỂ ĐÓNG GÓP CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG

Loại phí

Mô tả

Phí vào cổng

Cho phép đến bất cứ điểm nào phía sau cổng vào

Phí quản lý

Được thu cho việc sử dụng cho trang thiết bị hoặc hoạt động đặc biệt như bảo tàng hay các lớp học nhiếp ảnh

Phí người sử dụng

Các loại phí do du khách trả khi sử dụng trang thiết bị trong khuôn viên khu bảo tồn, ví dụ như nơi đậu xe, nơi cắm trại, trung tâm du khách, sử dụng tàu, sử dụng làm nơi ở…

Giấy phép và sự cho phép

Đối với các công ty du lịch tư nhân hoạt động trong khu bảo tồn, ví dụ như người điều hành tour, hướng dẫn, dịch vụ vận chuyển và các loại hình sử dụng khác…

Phí bản quyền và lợi tức từ buôn bán

Tiền từ việc buôn bán hàng lưu niệm

Phí nhượng quyền

Đóng góp hoặc chia lợi tức từ người được nhượng quyền cung cấp các dịch vụ cho những người tham quan khu bảo tồn, ví dụ như các cửa hàng đồ lưu niệm.

Thuế

Như tại các khách sạn, phi trường, xe cộ

Phí cho thuê

Chi trả cho tài sản hoặc công cụ đã được thuê

Quyên góp tình nguyện

Bao gồm tiền mặt, quà, sức lao động, thường được nhận thông qua nhóm “những người bạn của công viên”

(Nguồn: Tài liệu khóa tập huấn du lịch sinh thái của National Marine Sanctuaries, NOAA)

Phát triển du lịch có trách nhiệm là một vấn đề quan trọng cho sự phát triển kinh tế – xã hội – môi trường của Việt Nam trong cả ngắn hạn lẫn dài hạn. Để thực hiện tốt điều này đòi hỏi sự hợp tác lâu dài của cả chính quyền, cộng đồng và các doanh nghiệp, mà trong đó, việc giải quyết mâu thuẫn, dù rất nhỏ giữa các bên là hết sức cần thiết.

(Tác giả: ThS. Dương Quế Nhu)